Download this Blogger Template by Clicking Here!

Ad 468 X 60

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Gợi ý đặt tên cho con gái năm 2016

Ngoài việc chăm sóc thai kì thật tốt, mẹ cũng nên bắt đầu nghĩ cách đặt tên cho con gái sinh năm 2016 đi thôi. Một cái tên hay sẽ gửi gắm được rất nhiều yêu thương, mong đợi của mẹ và nhất là mang đến vận mệnh tốt cho bé đấy!

Gợi ý đặt tên cho con gái sinh năm 2016 theo tính cách


Các bé gái sinh ngày 8/2/2016 đến ngày 27/1/2017 dương lịch - tức là năm Bính Thân theo âm lịch sẽ mang tuổi Thân, mệnh Hỏa (sơn hạ hỏa). Rất nhiều mẹ thường lo lắng rằng sinh bé tuổi Thân, nhất là bé gái thì lớn lên hay gặp trắc trở, lận đận, "có số vất vả",... nhưng thực tế không phải vậy. Bởi loài khỉ thường có đặc tính hiếu động, vui vẻ, lạc quan lại thông minh, nhanh nhẹn; do đó bé tuổi Thân cũng được cho là mang những tính cách tượng trưng như vậy.

Dựa vào những đặc điểm đặc trưng đó, mẹ nên chọn tên cho con từ các chữ thuộc bộ Cân, Y, Mịch, Sam sẽ rất hợp để lột tả tính cách bé. Những chữ thuộc các bộ trên như An, Anh, Ảnh, Ánh, Duyên, Hồng, Ngạn, Uyên... sẽ mang đến cho bé một dung mạo xinh tươi, trí tuệ anh minh, tính cách năng động, hoạt bát. Theo đó, một số cách đặt tên cho con gái hay thuộc bộ trên mẹ có thể tham khảo là:

- An: Bình An, Thúy An, Thiên An, Thái An, Hoài An, Ngân An, Trúc An, Ngọc An, Bảo An,...

- Anh: Huyền Anh, Thùy Anh, Ngọc Anh, Thư Anh, Ngọc Anh, Song Anh,...

- Ánh: Ngọc Ánh, Phương Ánh,...

- Duyên: Thùy Duyên, Kim Duyên, Hồng Duyên, Kỳ Duyên,...

- Hồng: Ánh Hồng, Phương Hồng, Kim Hồng,...

- Uyên: Bích Uyên, Thúy Uyên, Thu Uyên, Thái Uyên,...

Đặt tên cho con gái sinh năm 2016 theo quy luật tự nhiên


Đối với bé tuổi Thân, dùng các chữ thuộc bộ Mộc để đặt tên sẽ mang đến sự trợ giúp, hỗ trợ đắc lực trong cuộc sống sau này; bởi loài khỉ thường sống trong rừng cây nên bộ Mộc sẽ rất hợp. Các chữ thuộc bộ Mộc có thể dùng để đặt tên cho bé gái tuổi Thân sinh năm 2016 là: Bình, Dương, Đào, Liễu, Lâm, Chi, Khôi, Trúc, Thảo, Phương, Hạnh, Xuân, Lê, Mai, Quyên,... Do đó, mẹ có thể chọn cho bé những tên hay thuộc bộ Mộc như:

- Bình: Thái Bình, An Bình, Thanh Bình,...

- Dương: Ánh Dương, Hàm Dương, Thùy Dương,...

- Đào: Anh Đào, Trúc Đào,...

- Lâm: Phương Lâm, Thanh Lâm, Thùy Lâm,...

- Chi: Quỳnh Chi, Mai Chi, Thùy Chi, Lan Chi, Liên Chi, Mỹ Chi,...

- Trúc: Thanh Trúc, Bảo Trúc,...

- Thảo: Thanh Thảo, Phương Thảo, Ngọc Thảo,...

- Phương: Anh Phương, Ánh Phương, Hồng Phương,...

- Hạnh: Đức Hạnh, Kim Hạnh, Thúy Hạnh,...

- Khôi: Mai Khôi, Minh Khôi,...

- Quyên: Đỗ Quyên, Lệ Quyên, Kim Quyên,...

- Mai: Thanh Mai, Lê Mai, Ngọc Mai, Hồng Mai, Chi Mai,...

Nếu mẹ còn e dè bộ Mộc vì Mộc khắc Kim, mà tuổi Thân lại thuộc hành Kim thì có thể dùng các chữ thuộc bộ Miên, Mịch, Khẩu để đặt tên cho bé sẽ mang lại sự bình an, an yên trong cuộc sống. Trong bộ này, mẹ có thể dùng các chữ: An, Bảo, Dung, Hòa,... để đặt tên cho bé gái sinh năm 2016, chẳng hạn:

- Bảo: Ngọc Bảo, Bảo Bảo, Thái Bảo,...

- Dung: Thùy Dung, Bảo Dung, Ngọc Dung, Kim Dung,...

- Hòa: Thái Hòa, Thanh Hòa, An Hòa,...

Theo Nguyệt Nga (Công luận)

Read More »

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cực hay từ người mẹ trẻ

Theo mẹ Su, thực đơn ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ được ăn từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị ngán.

Ngoài ra, thêm một lý do khác khiến mẹ Su chọn cách ăn dặm này là bé được tập ăn từng bước một cách khoa học nên bé có thể ăn nhiều loại thức ăn, được học kĩ năng nhai, bốc..., điều đó sẽ tạo được cảm hứng ăn uống cho bé.

Với kiểu ăn dặm này, cách chế biến và trữ đông đồ ăn là bước rất quan trọng.

- Cách chế biến và trữ đông đồ ăn dặm cho con:

Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, các bé chỉ ăn được đồ mềm, nhuyễn và hơi lỏng nên việc chế biến đồ ăn dặm cho con mất khá nhiều thời gian. Để khắc phục việc này, mẹ Su thường mua sẵn đồ ăn cho bé đủ cả một tuần và nghiền, xay rồi trữ đông. Dụng cụ dùng để trữ đông là các khay nhựa chuyên đựng đồ ăn dặm (giống như khay đá), các hộp nhựa nhỏ phân chia theo dung tích. 

Với các loại củ quả như khoai lang, khoai tây, bí đỏ thì mẹ Su sẽ hấp chín và nghiền nhuyễn rồi cho vào hộp trữ đông. Với các loại rau thì có thể bữa nào chế biến bữa đó hoặc xay rau tươi và trữ đông. Các loại thịt thì nên để tươi và cho vào túi zip, ghi ngày trữ đông ở ngoài để ăn trong vòng không quá 1 tuần.

Đến mỗi bữa ăn, mẹ Su chỉ cần lấy một viên hoặc một hộp rau củ, cháo, thức ăn ra rã đông rồi nấu cho bé. Cách rã đông thuận tiện nhất là đặt viên thức ăn vào bát nhỏ rồi hấp trong nồi cơm hoặc đun trong xoong có ít nước.


Rau cải ngọt, củ cải đỏ, khoai lang trữ đông

Đồ ăn dặm một tuần của Su bao gồm: cháo trắng, yến mạch, cà chua, bí ngòi, rau cải tím, su su, mướp, rau mùng tơi.

- Gợi ý một số món ăn dặm những ngày đầu:

Một tháng áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đầu tiên, mẹ Su cho bé ăn cháo và rau củ. Sang tháng thứ hai, khi bé đã quen với các món này, mẹ thêm vào thực đoăn ăn dặm của su nhóm chất đạm như thịt lợn, bò, gà, cá quả...




Cháo cà chua



Cháo bí đỏ



Cháo đậu phụ rây nhuyễn và cà chua nghiền



Khoai lang trộn nước cam và súp rau bắp cải


Cháo su su và trà lúa mạch. Ăn hết phần mẹ chế biến, Su tập ăn su su luộc.


Súp ngoai tây nghiền và trà hoa quả tráng miệng.



Cháo ngô non




Cháo bánh mì sữa



Cháo khoai lang và súp hoa lơ xanh



Cháo cà rốt, đậu phụ



Súp đậu đũa



Củ cải nghiền



Cháo yến mạch phô mai, súp rau cải ngọt



Cháo rau chùm ngây, củ cải nghiền



Cháo yến mạch phô mai, rau bí nghiền, cá thu hấp 



Cháo thịt gà và gan gà, su su hấp nghiền nhuyễn



Cháo rau chùm ngây, súp cà chua lườn gà, 2 miếng hoa lơ nhỏ hấp chín để Su tập bốc




Cháo trứng và súp củ cải đỏ, tối: súp rau chùm ngây, cháo cá thịt trắng



Yến mạch củ cải đỏ, salat khoai tây rau bina, cá thịt trắng.

Theo Linh Nhi / Trí Thức Trẻ

Read More »

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết có thai

Sau khi quan hệ, bạn có những biểu hiện khác thường. Hãy kiểm tra thử có đúng với những dấu hiệu có thai sau đây không nhé?

Mất kinh

Đây là dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.


Sự thay đổi của ngực

Khi có thai bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm. Hai tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu có thai này là do sự gia tăng các hormon trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi.

Mệt mỏi

Hầu hết phụ nữ mới có thai đều cảm thấy mỏi mệt. Đó là do sự gia tăng hormon Progesterone trong cơ thể. Ngoài ra do cơ thể phải tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Vì thế tim phải làm việc nhiều hơn để thích ứng với sự tăng cung lượng máu, gây ra cảm giác mệt. Tuy nhiên, có một số ít người hoàn toàn cảm thấy không mệt mỏi.

Hay chóng mặt, buồn nôn, dễ xúc động


Vì lúc này cơ thể phải tăng lượng tuần hoàn nên bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế nhanh. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi thấy hoặc ngửi thấy mùi một số thứ như rượu, cà phê, thuốc lá, cá...và thèm ăn đồ chua, ngọt,...

Có một số người có cảm giác như bị ốm. Hiện tượng này có thể bắt đầu một vài tuần sau khi thụ thai hoặc thậm chí chỉ sau vài ngày. Ngoài ra khi có thai người phụ nữ thường hay dễ xúc động, thay đổi tâm lý.

Khi bạn thấy mình chậm kinh hoặc mất kinh, hoặc có thể có một trong các dấu hiệu khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn,... thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không. Đơn giản hơn, bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám theo dõi thai theo định kỳ.

Theo BS Thu Lan - Sức khỏe & Đời sốg

Read More »

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Dấu hiệu có thai đôi lúc cũng sai

Lần đầu làm mẹ, các chị em còn bỡ ngỡ đôi khi còn không biết, vậy dấu hiệu có thai là như thế nào, hãy cũng xem và chia sẽ nhé.

Thường thì mỗi bà bầu có kiểu nghén khác nhau, nhưng hầu hết chúng ta đều có những điểm chung về các dấu hiệu có thai. Tuy nhiên không hẳn khi bắt gặp những triệu chứng này là chắc chắn chúng ta có thai, thỉnh thoảng đó là một biểu hiện khác cảnh báo tình hình sức khỏe của bạn đấy. Chúng ta cùng tham khảo nhé.

Ảnh minh họa: Internet

1. Khi bạn thấy rỉ một chút máu

Rỉ một chút máu là một trong những dấu hiệu sớm nhất chứng tỏ bạn mang thai. Khoảng 6-12 ngày sau khi thụ thai, phôi thai di chuyển xuống tử cung. Một vài mẹ sẽ trải qua cảm giác như bị chuột rút nơi âm đạo.

Nhưng nếu bạn đang trong thời gian kế hoạch, bạn tự dưng bị rò rỉ máu ở âm đạo, ngoài việc có thể nghĩ bạn có thai, thì bạn cũng nên nghĩ tới các trường hợp như: bạn có kinh nguyệt sớm hoặc chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, âm đạo bị nhiễm độc, hoặc do bạn giao hợp quá mạnh.

2. Khi bạn chậm hoặc mất kinh

Đây là một trong những triệu chứng chung báo hiệu bạn mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai thì chu kỳ tới, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn hơn bình thường.

Ở một điều kiện khác, chậm kinh nguyệt có thể là do bạn đang tăng cân, mệt mỏi, thay đổi hormone, bị áp lực, stress.

3. Khi bạn cảm thấy ngực căng, nhạy cảm

Hiện tượng này bắt đầu từ 1-2 tuần sau khi thụ thai. Ngực trở nên nhạy cảm, đau và căng khi chạm vào.

Tuy nhiên hiện tượng này xảy ra có thể do mất cân bằng hormone. Bạn sắp có kinh nguyệt, ngực bạn cũng căng như thế.

4. Bạn cảm thấy mệt mỏi và thường cáu kỉnh

Tuần đầu tiên sau khi thụ thai, bạn thường có cảm giác mệt mỏi, hay cáu gắt. Tuy nhiên, nếu bạn mệt mỏi vì công việc, áp lực căng thẳng, cảm lạnh hoặc cúm cũng khiến bạn như vậy.

5. Buồn nôn vào mỗi sáng thức dậy

Triệu chứng này thường xuất hiện từ 2-8 tuần sau khi bạn thụ thai. Một vài mẹ bầu thường ốm nghén vào buổi sáng và đa phần thấy buồn nôn.

Mặt khác, bạn có triệu chứng này có thể vì bạn ăn thức ăn nhiễm độc, mệt mỏi, hoặc do rối loạn tiêu hóa.

6. Bạn cảm thấy đau lưng

Đau vùng lưng gần hông là một trong những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã có em bé.

Nhưng cũng có thể là một nguyên nhân khác chẳng hạn như bạn đang sắp đến ngày đèn đỏ, hoặc đó là dấu hiệu cho thấy lưng bạn đang có vấn đề.

7. Bạn hay bị đau đầu

Sự tăng nhanh hormone trong cơ thể khi có thai khiến bạn sẽ có triệu chứng đau đầu.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị thiếu nước, do tác động của những chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá, rượu hoặc cũng có thể do bạn bị đau đầu kinh niên.

8. Khi bạn đi tiểu thường xuyên

Khoảng 6-8 tuần sau khi thụ thai, bạn cảm thấy cơ thể của mình cần thải ra nhiều chất và thường xuyên phải đi tiểu.

Nhưng cũng có một cách lý giải thích khác là do bạn hấp thụ quá nhiều nước, hoặc do ăn quá nhiều chất lợi tiểu.

9. Khi bạn thấy núm vú có quầng tối

Những vùng da xung quanh núm vú trở nên sậm màu hơn bình thường trong thời gian bạn mang thai.

Nhưng chưa hẳn bạn đã có thai khi chỉ dựa vào dấu hiệu này, có thể bạn bị mất cân bằng hormone cơ thể.

10. Bỗng dưng bạn thèm ăn

Tự dưng bạn thèm những đồ ăn mà bạn dường như không có hứng thú. Đó cũng là cảm giác mà bạn có khi mang thai.

Nhưng điều đó cũng có nghĩa là do bạn ăn thiếu cân bằng các chất hoặc do bạn cảm thấy bị áp lực vì công việc, mệt mỏi nên sinh ra thèm ăn.

Trên đây là 10 dấu hiệu có thai mà các chị em phụ nữ cần để tâm đến nhé.

Theo http://www.ebe.vn/chuan-bi-mang-thai/dau-hieu/dau-hieu-mang-thai-cung-co-the-sai-3252

Read More »

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Mang thai cần có bí quyết gì giữ chồng

Người vợ mang thai đã mệt mỏi, lại phải lo lắng chuyện giữ chồng, phải làm thế nào để cân bằng cho hạnh phúc gia đình?


Chị em nên chia sẻ công việc gia đình cùng chồng, lên kế hoạch cho cuộc sống khi bé chào đời (Ảnh minh họa: Internet)

Chồng “ăn vụng” khi vợ mang thai

Khi vợ mang bầu, nhiều ông chồng trở nên ganh tị với em bé vì đã chiếm hết sự chăm sóc, yêu thương, lo lắng của người mẹ. Chuyện nghe tưởng đơn giản, là “chuyện nhỏ” gia đình nào cũng gặp. Song chuyện nhỏ ấy, nếu mẹ bầu không biết cân bằng thì lại trở thành mối lo cho hạnh phúc gia đình.

Người chồng đôi lúc cũng như một đứa trẻ, luôn cần và mong sự thương yêu, chăm sóc từ phí vợ mình. Thiếu đi sự chăm sóc, quan tâm của người vợ ngay từ khi mang thai, người chồng cảm thấy hụt hẫng, mất mát một cái gì đó. Sự thiếu hụt này như nhát kéo cắt đứt sợi dây vô hình gắn kết hạnh phúc gia đình.

Để lấp chỗ trống này, các anh chồng thường tìm đến thú vui bên ngoài. Trong những phút giây xao lòng, người đàn ông quên đi nghĩa vụ làm chồng, làm cha của mình, sa đà vào những cuộc chơi thâu đêm, làm những chuyện có lỗi với vợ mà trước đây anh ta chưa bao giờ nghĩ tới.

Còn người mẹ khi mang thai, mọi mối quan tâm đều dành cho thai nhi nên thời gian dành cho chồng giảm hẳn. Đến khi phát hiện ra mình “quên chồng” thì có thể đã muộn. Làm thế nào để có thể chăm sóc cho em bé một cách tốt nhất, đồng thời bảo vệ hạnh phúc gia đình bằng sự quan tâm chăm sóc tới chồng?

Làm sao để cân bằng

Thời gian mang thai, việc “yêu nhau” dĩ nhiên sẽ không thể nào như bình thường được. Vì thế việc giữ chồng không “ăn vụng” ở ngoài trong thời gian mang bầu là việc làm khó, tuy nhiên điều ấy không phải là không thể và hoàn toàn phụ thuộc vào người vợ. Nếu biết cách cân bằng giữa chồng và em bé thì không có vấn đề gì. Bạn hãy cởi mở, thẳng thắn nói hết những băn khoăn, lo lắng của mình với chồng để tìm sự cảm thông và yêu thương từ anh ấy. Ngược lại, bạn cũng cần lắng nghe nhựng suy nghĩ, lo lắng của anh để cả hai cùng thấu hiểu.

Theo các chuyên gia tâm lý, có được hạnh phúc trong cuộc sống gia đình thì việc trò chuyện, trao đổi thẳng thắn là điều vô cùng quan trọng, nhất là trong giai đoạn mang thai. Người vợ không nên chịu đựng, hy sinh, kiểm soát đức ông chồng quá chặt, điều đó sẽ khiến cuộc sống gia đình trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Hạnh phúc chỉ đến khi có sự cảm thông, chia sẻ giữa hai vợ chồng.

Trong thời gian mang thai, chị em nên chia sẻ công việc gia đình cùng chồng, lên kế hoạch cho cuộc sống khi bé chào đời. Đứa con sẽ là sợi dây gắn kết hạnh phúc gia đình. Nên tâm sự cho anh ấy hiểu bà bầu chỉ có được một sức khỏe tốt khi đón nhận được sự thương yêu, chăm sóc từ phía ông xã, đó là liều thuốc hiệu quả nhất giúp hai mẹ con khỏe mạnh. Nhận thức được vai trò quan trọng của mình, người chồng sẽ tự cảm thấy phải có trách nhiệm với gia đình, chia sẻ gánh nặng gia đình cùng vợ.

Theo http://www.ebe.vn/mang-thai/sinh-no/danh-cho-me/giu-chong-khi-mang-thai-4354

Read More »

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Những cú đạp trong bụng mẹ có ý nghĩa gì

Nhưng cảm nhận mỗi chuyển động của đôi chân con thật tuyệt vời làm sao phải không mẹ? Nhưng mẹ đã hiểu hết về những cú đạp đó hay chưa?
Đôi chân này đã nghịch ngợm từ trong bụng mẹ? (Ảnh: Internet)

1. Bé bắt đầu đạp trong bụng mẹ khi nào?

Những ai làm mẹ lần đầu sẽ cảm nhận được bé đạp muộn nhất vào tuần thứ 24 của thai kỳ. Thực ra bé đã có những cử động từ trước đó nhưng những cử động này rất nhẹ, mẹ chưa cảm nhận được ngay. Trong những tháng đầu thai kỳ, bé sẽ chỉ “máy nhẹ”, cảm giác như con tôm nhỏ bật tanh tách vậy. Đối với các bà mẹ đã có kinh nghiệm, mẹ sẽ phát hiện bé máy lần đầu tiên khi ở tuần 12 của thai kỳ.

2. Tại sao bé đạp?

Thai nhi có xu hướng di chuyển, vận động như một cách phản ứng lại với những gì đang xảy ra trong bụng mẹ. Cảm thấy quá ồn ào, mẹ ăn no quá hoặc ăn một số thức ăn cay nóng là một số lý do khiến bé đạp.

Thai nhi cũng cần duỗi chân, duỗi tay để thư giãn thoải mái hơn trong túi ối của mẹ. Những lúc bé đạp, mẹ có thể thay đổi tư thế, đi lại nhẹ nhàng,… sẽ khiến bé dễ chịu hơn và không đạp nữa. Một số bà mẹ tham gia các lớp yoga cho bà bầu và nhận ra rằng các em bé trở nên “hiền lành” hơn, không đạp bùm bụp nữa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các bài tập thư giãn cơ thể như yoga giúp giảm tình trạng em bé đạp trong bụng quá nhiều. Mẹ có thể tham khảo một số động tác yoga, để cả hai mẹ con cảm thấy thoải mái hơn.

3. Bé cử động như thế nào là bình thường?

Thông thường bé đạp 15-20 lần/ ngày. Mỗi em bé có thói quen sinh hoạt khác nhau, có bé sẽ ngủ cả ngày, chỉ đêm mới hoạt động, có những bé lại thích khua chân múa tay cả ngày không ngơi nghỉ.

Thời gian ngủ của em bé trong bụng mẹ tối đa là 17 giờ/ ngày. Bé sẽ ngủ khoảng 10-50 phút rồi lại thức giấc. Mẹ sẽ không nhận thấy những cơn đạp của bé nếu mẹ đang bận rộn và đang di chuyển. Hầu hết các mẹ đều cảm nhận cơn đạp rõ nhất sau bữa ăn và vào buổi chiều.

4. Khi nào nên đếm số lần cử động của bé

Mẹ có thể đếm số lần đạp của bé để biết bé có đang bình thường hay không. Khi bé lớn dần lên, thói quen đạp trong bụng mẹ cũng thay đổi. Một số mẹ cảm thấy lo lắng khi không thấy con đạp liên tục. Mẹ có thể dựa vào một số thông tin sau để theo dõi số lần đạp của bé:

- Trong hai giờ có ít hơn 10 lần đạp hoặc chuyển động.

- Giảm số lần đạp hoặc không có phản ứng gì trước tác động ngoại cảnh như tiếng ồn, vỗ vào bụng hoặc tiếng mẹ gọi.

- Giảm số lần đạp liên tục trong 2 ngày liên tiếp.

5. Cách đếm số lần cử động của bé

Nếu mẹ thấy số lần đạp của bé giảm đi, hãy ghi lại những chuyển động của bé trong các giờ sau đó. Mẹ ngồi xuống, ăn nhẹ hoặc uống đồ uống lạnh và giơ hai chân lên cao. Lượng đường trong đồ ăn và đồ uống lạnh sẽ làm bé thức giấc, sau đó mẹ sẽ cảm nhận ít nhất 10 chuyển động của bé trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Nếu không, mẹ phải đến bệnh viện khám ngay lập tức.

6. Bé giảm số lần cử động do đâu?

Một trong những lý do khiến bé giảm hoạt động trong bụng mẹ là do suy thai, thiếu dinh dưỡng và oxy. Trường hợp này bác sỹ sẽ thăm khám và tiến hành siêu âm kiểm tra lưu lượng máu đến nhau thai và sức khỏe tổng thể của thai nhi.

7. Có nên đếm số lần cử động của bé hàng ngày?

Chỉ những trường hợp đặc biệt, gặp vấn đề trong thai kỳ mới phải đếm số lần cử động của bé hàng ngày. Việc này sẽ được chỉ định bởi bác sỹ chuyên khoa và mẹ sẽ phải tuân thủ những yêu cầu cũng như hướng dẫn của bác sỹ.

8. Sau 36 tuần, bé sẽ đạp ít hơn?

Đúng vậy, sau 36 tuần, em bé đã lớn hơn rất nhiều, không gian trong tử cung của mẹ trở nên chật chội đối với bé. Vì thế bé có xu hướng hoạt động ít đi.

9. Bé đạp nhiều có liên quan đến tính cách sau này?

Nhiều người tin rằng những em bé hay đạp trong bụng mẹ sau này chào đời sẽ là một đứa trẻ hiếu động nghịch ngợm. Những em bé ngủ cả ngày và chỉ hoạt động vào ban đêm cũng sẽ giữ nguyên thói quen “ngủ ngày, cày đêm” trong những tháng đầu đời. Cũng có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra mối liên hệ giữa thói quen vận động trong bụng mẹ với tính cách, hành vi của trẻ trong những năm thơ ấu.


Read More »

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Sai lầm thường gặp của mẹ khiến bé thấp còi

Dù được bổ sung đầy chất dinh dưỡng nhưng pé vẫn thấp còi các mẹ có mắc những sai lầm thường gặp sau đây không?

1. Uống nước ngọt có ga

Bé muốn phát triển chiều cao không thể thiếu một hệ xương cứng cáp, chắc khỏe. Nước ngọt có ga ảnh hưởng rất xấu tới các cơ quan trong cơ thể và còn làm hệ xương của bé yếu đi. Vì thế, bố mẹ đừng để bé uống nước ngọt có ga thường xuyên, tốt nhất là tránh xa loại đồ uống này.

Thức ăn nhanh nhiều mỡ và muối cũng có tác động xấu tương tự tới chiều cao của bé như nước ngọt có ga. Thay vào đó, hãy bổ sung thật nhiều hoa quả, rau xanh và nước trái cây tươi vào thực đơn của bé nhé.

2. Ít tiếp xúc với ánh nắng buổi sớm

Vitamin D là yếu tố cực kì cần thiết giúp bé phát triển chiều cao. Điều đặc biệt là vitamin này khó có thể hấp thụ bằng thức ăn mà chỉ được tổng hợp nhiều dưới da khi tiếp xúc với ánh mặt trời buổi sớm.

Nhiều mẹ sợ con say nắng, ốm, cộng với tâm lí nhiều bé thời nay chỉ thích ngồi chơi với các thiết bị điện tử ở trong nhà, ít khi ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên nên đã bỏ lỡ mất cơ hội cao lớn từ nguồn nắng tự nhiên.

Ở Việt Nam, thời gian tắm nắng tốt nhất vào trước 9h sáng. Tuy nhiên, vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ cao, mẹ có thể điều chỉnh thời gian tắm nắng cho bé sớm hơn. Bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia để tắm nắng cho con với liều lượng vừa phải, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

3. Bổ sung quá dư canxi

Tuy canxi có tác dụng thúc đẩy phát triển chiều cao, nhưng khi cơ thể thừa canxi thì sẽ gặp nhiều vấn đề đáng lo về sức khỏe. Điều đáng ngại hơn, bé có thể bị lùn do thừa canxi.

Nguyên nhân là do hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm, kìm hãm sự phát triển xương, bé có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao vì cốt hóa xương sớm.

(Ảnh minh họa: Internet)

4. Ngồi quá lâu

Ngồi trên ghế quá lâu, cộng với việc ngồi theo kiểu sai tư thế sẽ kìm hãm sự phát triển chiều cao của bé. Ngoài ra, mẹ cần phải dạy cho bé cách ngồi đúng tư thế để tránh bị cong vẹo cột sống, càng làm giảm đi hiệu quả của quá trình phá triển chiều cao. Bên cạnh đó, khuyến khích con thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao là một trong những cách "kéo dài" chân bé hiệu quả nhất.

5. Thức khuya, thiếu ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ, nhất là ở giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. 90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 10 - 12g đêm hàng ngày.

Khi bé ngủ sâu và đủ giấc, tuyến yên sẽ được kích thích tiết ra hormone tăng trưởng giúp tăng thêm chiều cao. Do đó, cần tập cho bé thói quen đi ngủ sớm vào cùng một khung giờ hàng ngày.

Theo http://www.ebe.vn/be-yeu/thuoc-phat-trien/tre-em/cham-soc-be/nam/4/nhung-sai-lam-cua-me-lam-be-thap-coi-4121

Read More »

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Thực đơn hàng ngày đủ dinh dưỡng cho bé 2-3 tuổi

Trong khoảng 2-3 tuổi là giai đoạn phát triển của trẻ vì vậy nên chú ý thực đơn hàng ngày cho trẻ trong thời gian này. 

Giai đoạn này trẻ đã có đủ răng nên có thể ăn cơm được, cộng thêm các bữa phụ như cháo, súp, bún, phở, sữa 2 -3 bữa/ngày. Trẻ biếng ăn, ăn được ít cơm thì những bữa phụ này rất quan trọng.

Các mẹ nên tham khảo thực đơn hàng ngày sau đây

Số bữa ăn trong ngày của trẻ:

- 2 bữa cơm nát ăn với các loại thức ăn chế biến từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, lạc, vừng, đậu đỗ, rau xanh và dầu mỡ.

- 2 bữa gồm cháo hoặc súp, bún, phở, mì, sữa.

- Ăn hoa quả chín sau các bữa ăn theo nhu cầu của trẻ.

Ảnh: Maxdefault

Lưu ý trong thực đơn hàng ngày:

- Trẻ cần được chế biến thức ăn riêng và sự quan tâm chăm sóc của mẹ hoặc người nuôi dưỡng.

- Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại bánh, kẹo, nước ngọt, bim bim, bỏng ngô... và các loại hoa quả ngọt trước bữa ăn.

Lượng thực phẩm của thực đơn hàng ngày:

- Gạo tẻ 150-200 g. Nếu bé ăn bún, mì, phở thì giảm lượng gạo đi.

- Thịt mỗi bữa: 10 g.

- Rau xanh: 150-200 g.

- Sữa: 400-500 ml.

- Cá, tôm: 120-150 g chia 4 bữa mỗi bữa 30-40 g.

- Dầu mỡ: 40 ml.

Theo vnexpress

Read More »

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

10 bí quyết giữ vẻ thanh xuân

Thời gian là kẻ thù của sắc đẹp, vì thế mà chị em phụ nữ luôn tìm mọi cách để níu giữ tuổi thanh xuân. Không cần ở đâu xa hay những biện pháp thẩm mỹ tốn kém, chỉ cần biết cách chăm sóc cơ thể, quan tâm đến đời sống tinh thần và thay đổi một số thói quen không tốt cho sức khỏe sẽ giúp bạn giữ mãi vẻ tươi trẻ và kéo dài tuổi thọ.
Phụ nữ luôn muốn giữ vẻ thanh xuân lâu dài (Ảnh minh họa: Internet)
1. GIữ cân nặng ổn định
Thay đổi cân nặng khiến da bị co giãn, có thể dẫn đến mất độ đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn và không còn vẻ tươi trẻ. Bạn nên tạo thói quen ăn uống lành mạnh với những thực phẩm có lợi. Điều này không những giúp bạn giữ cân nặng ổn định, mà còn có thân hình thon thả và khỏe mạnh.
2. Thoa kem chống nắng mỗi ngày
Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là một trong những tác nhân gây lão hóa da. Hãy nhớ thoa kem chống nắng mỗi ngày, ngay cả trong những ngày trời âm u và nhiều mây vì tia nắng vẫn có thể chiếu qua da. Cách này giúp chống lão hóa da rất hữu hiệu.
Hãy nhớ thoa kem chống nắng mỗi ngày (Ảnh minh họa: Internet)
3. Ngủ đủ giấc
Với những phụ nữ hay “cày” đêm, hãy suy nghĩ lại nếu bạn muốn níu giữ vẻ thanh xuân lâu dài. Một giấc ngủ sâu vào buổi tối rất quan trọng vì đây là lúc làn da được tái tạo. Không thức quá khuya và ngủ đủ giấc, bạn sẽ có làn da tươi sáng và khỏe khoắn vào sáng hôm sau.
4. Tránh xa khói thuốc lá
Hút thuốc lá trực tiếp và “hút thuốc thụ động” đều có tác hại như nhau. Vì khói thuốc lá cũng gây hại cho làn da, hãy bỏ ngay nếu bạn đang hút thuốc nhé.
5. Hạn chế uống nhiều rượu
Chất cồn có tác hại loại nước ra khỏi cơ thể và ảnh hưởng đến tuổi thọ. Bạn nên hạn chế uống rượu khi không cần thiết, chỉ cần 2 ly rượu vang đỏ trong 1 tuần là đủ.
6. Không nên cau mày và nhăn trán
Đây là thói quen rất nhiều người mắc phải và chúng ảnh hưởng không tốt trực tiếp đến làn da. Khi cau mày và nhăn trán, bạn vô tình tạo những nếp gấp trên gương mặt, về lâu dài chúng sẽ thành nếp nhăn vĩnh viễn.
7. Đừng quá kiêng khem, hãy hấp thụ đầy đủ axit béo thiết yếu
Axit béo không những tốt cho hoạt động trí não mà còn nuôi giữ độ đàn hồi và trẻ hóa làn da. Bạn nên ăn nhiều cá, bơ và dầu thực vật tự nhiên để cung cấp đủ axit béo cho cơ thể.
8. Tích cực luyện tập thể dục
Luyện tập thể dục là thói quen không thể thiếu nếu bạn muốn duy trì tuổi thanh xuân. Khiêu vũ, bơi lội hay yoga đều mang đến lợi ích: hỗ trợ sự lưu thông máu, tăng cường sức khỏe và trẻ hóa làn da.
(Ảnh minh họa: Internet)
9. Làm những việc bạn yêu thích
Đừng quá u sầu, ủ rũ, hãy dành nhiều thời gian tận hưởng niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Luôn luôn mỉm cười và yêu đời, có như thế bạn mới giữ được nét tươi trẻ.
10. Thư giãn và tập thiền
Dành thời gian cho vùng cơ mặt và cơ thể thư giãn có thể giúp bạn trở nên bình thản hơn trước những khó khăn. Ngoài ra, tập hít thở sâu và thiền định không những giúp giải tỏa căng thẳng, mà còn ngăn cản sự xuất hiện của nếp nhăn.


Read More »

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Những điều cần biết khi mang thai

Mang thai là một sự kiện rất quan trọng. Sau bao ngày mong chờ, bạn đã mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Hiểu biết những kiến thức để chăm sóc khi mang thai là rất quan trọng để thai nhi được phát triển một cách toàn diện, khỏe mạnh. Dưới đây là những điều cần chú ý khi mang thai để mẹ bầu biết cách chăm sóc bé yêu tốt nhất.
Về sức khỏe khi mang thai
  1. Khám thai định kỳ ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ mang thai. Làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm các nguy cơ gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi như tiền sản giật, chửa ngoài tử cung, dọa sảy, thiếu máu…
  1. Tiêm phòng vacxin uốn ván, vacxin phòng cúm.
  2. Tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Những người hay uống rượu bia và hút thuốc lá có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cao hơn bình thường.
  3. Chú ý chế độ ăn đủ dinh dưỡng, đề phòng thiếu sắt. Tăng cường thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt, gan, phủ tạng… và uống viên sắt/folic. Tăng cường dinh dưỡng, vitamin :ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi…
  4. Luyện tập thể dục vận động nhẹ nhàng để cơ thể được dẻo dai, khỏe mạnh.
  5. Giữ cân nặng hợp lí trong thời gian mang thai để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
  6. Quan hệ tình dục an toàn, tránh các hoạt động tình dục mạnh mẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.
  7. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhất là bộ phận sinh dục, trước và sau khi quan hệ tình dục.
Mang thai là một sự kiện rất quan trọng (Ảnh minh họa: Internet)
Mất khả năng tập trung
Trong quý đầu tiên của thai kỳ, sự mệt mỏi và ốm nghén có thể khiến phụ nữ suy kiệt và căng thẳng đầu óc. Nhưng kể cả những bà bầu khoẻ mạnh thì vẫn bị mất khả năng tập trung và rất hay quên. Sự quá bận tâm tới đứa con và những thay đổi hoóc môn là một phần nguyên nhân. Với bạn, mọi thứ bao gồm công việc, hoá đơn, lịch hẹn của bác sĩ, đều có vẻ không quan trọng bằng em bé và ngày sinh đang tới. Bạn có thể vượt qua sự đãng trí này bằng cách lên danh sách những gì cần nhớ.
Biến đổi tậm trạng
Những triệu chứng tiền kinh nguyệt và khi mang bầu cũng rất giống nhau. Vú bạn sưng phồng và dễ đau hơn, hoóc môn xáo trộn và bạn cảm thấy u sầu. Nếu bạn gặp phải triệu chứng này trong những kỳ kinh, bạn cũng rất dễ gặp phải sự xáo động tâm trạng còn kinh khủng hơn khi mang thai. Sự biến đổi tâm trạng sẽ khiến bạn lúc này còn cười hớn hở lúc sau đã khóc nức nở. Hôm nay, bạn có thể dễ dàng nổi cáu với bạn đời, hôm sau lại sẵn sàng gây sự với đồng nghiệp.
Sự biến động cảm xúc là rất phổ biến trong thời kỳ mang thai, mặc dù chúng xảy ra thường xuyên hơn ở quý đầu của thai kỳ và tháng cuối cùng của quý thứ 3.
Khoảng 10% phụ nữ mang thai bị trầm cảm khi mang thai. Nếu bạn có những triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống, sự xáo động tâm trạng quá lớn kéo dài hơn 2 tuần, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Thay đổi kích cỡ áo ngực
Sự gia tăng kích cỡ bầu ngực là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai. Bộ ngực thường căng phồng và to dần lên trong quý đầu bởi sự gia tăng hàm lượng hoóc môn estrogen và progesterone. Sự tăng trưởng trong quý đầu này không hẳn sẽ dừng lại, bộ ngực của bạn sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.
Bên cạnh kích cỡ bộ ngực, cỡ áo lót của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng lồng ngực. Khi bạn mang thai, buồng phổi của bạn lớn hơn để bạn có thể lấy thêm nhiều oxy cho bản thân và cho em bé, nên dẫn tới số đo vòng 1 cũng lớn hơn. Bạn có thể phải thay đổi cỡ áo lót vài lần trong suốt thời gian mang thai.

Read More »

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Mang thai tuần thứ 21

Vâng, ở tuần này bạn trông rất ra dáng một phụ nữ mang thairồi. Đây là tuần đầu tiên của nửa chặng đường thứ hai của thai kỳ, và bạn sẽ nhận được những lời chúc tốt đẹp từ người thân, bạn bè hoặc cả những người bạn gặp trên đường. Khi mọi người bắt đầu nhận thấy bạn có thai, bạn sẽ nhận rất nhiều sự chú ý đấy, tuy nhiên hãy cẩn thận với tất cả những đôi tay nhiệt tình muốn sờ vào bụng bạn nhé. Cứ nói thẳng rằng bạn không thích thế. Và nếu người ta nói với bạn rằng bạn trông nhỏ hơn hay lớn hơn so với mức chuẩn của thời điểm này, cũng đừng vì thế mà lo lắng. Hãy nhớ rằng mỗi thai phụ phát triển với mức độ khác nhau. Điều quan trọng là mẹ hãy thường xuyên đi khám thai định kỳ để đảm bảo sự tăng trưởng của bé đang đi đúng hướng.
Mang thai tuần thứ 21
Mẹ đã mang thai tuần thứ 21 rồi đấy! Ảnh: Getty Images
Đỉnh tử cung giờ đây dường như nằm trên rốn và bạn đã có thể tăng nhiều trọng lượng vào bụng của mình. Vì thế bạn có thể thấy xuất hiện các vết rạn trên bụng do da phải giãn ra lấy chỗ cho em bé đang phát triển. Ít nhất một nửa số phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện các vết rạn da cho đến thời điểm họ sinh con. Những vệt nhỏ giữa các cấu trúc da khác nhau có thể dao động từ màu hồng đến màu nâu sẫm (tùy thuộc vào màu da của mẹ). Mặc dù thường xuất hiện trên bụng, những vết rạn da cũng có thể xuất hiện trên mông, đùi, hông và ngực. Không có bằng chứng nào cho thấy kem dưỡng da giúp ngăn ngừa vết rạn, nhưng việc giữ ẩm da có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy nếu có.
Không chỉ tử cung đang phát triển, ở tuần thai này, các mạch máu cũng hoạt động nhiều hơn. Khi mang thai, các mạch máu sẽ thường dồn xuống chân, định mức hoóc môn giới tính của thai nhi tăng lên. Những biểu hiện này sẽ gây cản trở cho sự hoạt động của các tĩnh mạch thư giãn, có thể tạo ra những vấn đề tệ hại. Bạn có thể bị giãn tĩnh mạch, nếu các thành viên trong gia đình bạn mắc chứng này. Chứng này cũng có xu hướng xấu đi ở các giai đoạn mang thai kế tiếp và khi bạn có tuổi. Để ngăn chặn chứng giãn tĩnh mạch, hãy tập thể dục hàng ngày, đứng kiễng chân mỗi khi có thể, nằm ngủ nghiêng bên trái, bạn cũng nên đi tất để giữ ấm. Ngoài ra bạn cũng có thể bị sưng phù chân.
Tuy nhiên có thể bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trong tuần này. Bụng của bạn lúc này chưa quá to, và sự khó chịu liên quan đến giai đoạn đầu của thai kỳ hầu như đã qua đi. Nếu bạn cảm thấy sức khỏe tốt, hãy tận hưởng những cảm giác thoải mái này, vì trong 3 tháng cuối thai kì có thể làm bạn mệt mỏi hơn. Hầu hết phụ nữ bắt đầu thở hổn hển khi đi lên cầu thang. Thở "không ra hơi" trong tình huống này là bình thường và tình hình sẽ ngày càng “tệ” hơn do tử cung ngày càng phát triển, chèn ép phổi khiến bạn khó thở hơn.

Read More »

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Có thai không nên ăn gì?



Có thai không nên ăn gì?


Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thời kỳ mang thai rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như tính an toàn cho mẹ và thai nhi. Có những thực phẩm mẹ cần ăn nhiều để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, nhưng cũng có những loại thực phẩm mẹ bầu cần phải tránh tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho thai nhi, tránh những tình huống xấu có thể xảy ra, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai.
1. Đu đủ xanh
Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn có chứa rất nhiều enzyme và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chưa chín. Chỉ nên ăn đu đủ đã chín cây hoàn toàn vì có nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai và cần thiết cho sự phát triển của em bé khi mới chào đời.
Mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh (Ảnh minh họa: Internet)
2. Thơm (dứa)
Trong quả thơm có chứa thành phần bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung và sản xuất các chất gây phá thai. Không những thế, thơm là loại quả có tính nóng, có thể gây ra các dị ứng như nổi mẩn ngứa, nón ran người, các chứng táo bón… không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Tuy nhiên với những tác dụng như thế, khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên ăn nhiều thơm và uống nhiều nước ép thơm để thuận lợi trong quá trình sinh nở nhé.
(Ảnh minh họa: Internet)
3. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về tác dụng của đậu nành tới sức khỏe sinh sản ở nam giới và sức khỏe thai nhi. Một nghiên cứu ở Bệnh viện Hoàng Gia Victoria, Belfast (Anh) cho rằng, đậu nành giàu hoóc môn sinh sản nữ – oestrogen, vì thế đàn ông trong độ tuổi sinh sản không nên ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng và cản trở quá trình thụ thai, có thể gây ra các bất thường ở cơ quan sinh sản và khuyết tật tình dục đối với bé trai.
Nhưng các mẹ bầu không vì thế mà tránh uống sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành hoàn toàn, vì trong sữa đậu nành rất giàu chất đạm lại không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ … vì thế các mẹ bầu có thể uống khoảng 300ml sữa đậu nành là được. Lưu ý các mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai nhi đang trong quá trình phát triển hoàn thiện cơ thể, cơ thể non nớt vì thế không nên uống sữa đậu nành để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
4. Nhãn
Nhãn là loại quả có tính nóng, nếu mẹ bầu ăn nhiều nhãn trong thời kỳ mang thai sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, mẩn ngứa dị ứng, khiến da dễ bị sạm nám, gây xáo trộn quá trình phát triển bình thường của thai nhi và không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Nhãn là loại quả có tính nóng (Ảnh minh họa: Internet)
5. Thực phẩm tái, sống
Những thịt phẩm như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayoanaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis, nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.
Khi mang thai, mẹ bầu cần cẩn thận khi chế biến thức ăn, tốt nhất nên đảm bảo ăn chín uống sôi nhé.
6. Các loại cá chứa thủy ngân
Các loại cá chứa thủy ngân, điển hình như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình… Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể một lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời.
7. Thực phẩm có chứa vi khuẩn listeria
Cụ thể là thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa tiệt trùng. Khi ăn các thực phẩm này, mệ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn listeria do lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu khá yếu. Listeria đi qua nhau thai có thể khiến thai nhi bị nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng. Không những thế nó còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, rất nguy hiểm.
8. Cà phê
Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ra nguy cơ sảy thai. Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
Mẹ bầu không nên uống cà phê trong thời gian mang thai (Ảnh minh họa: Internet)
9. Rượu, đồ uống có gas
Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh down rất cao.
10. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm có chứa độc tố solaninne, chất độc này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật, dị dạng rất nguy hiểm. 


Read More »

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Công dụng của quả chanh đối với phụ nữ mang thai

Là một loại quả quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam ta, quả chanh không chỉ dùng trong bữa ăn hàng ngày, làm nước giải khát, mà còn rất nhiều công dụng hữu ích khác trong làm đẹp, chữa bệnh… Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, quả chanh cũng có rất nhiều tác dụng bổ ích.
Dưới đây là những công dụng của quả chanh trong thời gian bầu bí, các mẹ cùng tham khảo nhé.
Quả chanh có nhiều công dụng hữu ích cho bà mẹ mang thai
Quả chanh có nhiều công dụng hữu ích cho mẹ bầu. Ảnh: Getty Images
Chống nôn
Lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh, dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất tốt.
An thai
Thai phụ thường xuyên ăn chanh vắt vào nước canh hoặc pha nước uống giải khát có tác dụng hoà vị, lý khí, an thai rất tốt.
Tăng cường thể chất
Phụ nữ mang thai thường có triệu chứng mệt mỏi. Chanh là một trong những loại quả giúp mẹ tăng cường thể chất, giúp cơ thể chống lại sự mệt mỏi. Mẹ có thể làm theo những cách sau:
Cách 1: 20ml nước chanh vắt, 15g đường gluco, 30ml rượu whisky. Tất cả trộn đều, hoà vào một cốc nước sôi để nguội để uống.
Cách 2: 20ml nước chanh vắt, 10ml dầu gan cá, 10g sữa đã tách béo, pha tất cả với ½ cốc nước sôi nguội để uống.
Bổ sung Vitamin C
Uống nước chanh hàng ngày là nguồn cung cấp Vitamin C tự nhiên rất hữu hiệu. Các bà mẹ mang thai nên cố gắng uống nước chanh đều đặn để bổ sung Vitamin C cho cơ thể.
Làn da khoẻ, đẹp
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai dễ bị nổi mụn nám, tàn nhang, ảnh hưởng đến vẻ ngoài. Mẹ bầu có thể dùng 20ml nước chanh vắt, 100g dưa bở (đã bỏ vỏ và hạt), ép lấy nước, trộn đều tất cả với một chút đường trắng để ăn. Loại thức ăn này giúp làm mờ những nốt tàn nhang và các sắc tố đen trên da mặt, giúp da sáng và khoẻ đẹp.

Read More »

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Dấu hiệu nhận biết bệnh vô sinh ở nữ giới



Dấu hiệu nhận biết bệnh vô sinh ở nữ giới

Vô sinh – hiếm muộn ở các chị em là hiện tượng nữ giới gặp khó khăn trong vấn đề sinh sản hoặc là không thể sinh được con. Có rất nhiều nguyên nhân của vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới, có thể không tự biểu hiện triệu chứng về thể chất, nhưng cũng có một số tín hiệu rất rõ ràng. Dưới đây là những triệu chứng cơ bản của bệnh vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc tương đối đều đặn là biểu hiện của việc người phụ nữ có sức khỏe sinh sản tốt. Nếu người nào có chu kỳ không đều, quá ngắn hoặc quá dài (ít hơn 24 ngày, hoặc nhiều hơn 35 ngày) phải đi gặp bác sĩ ngay để phát hiện và điều trị vô sinh sớm. Một chu kỳ không đều có thể là một dấu hiệu của các bệnh liên quan đến việc rụng trứng như: Rối loạn hoocmon làm trứng chín và rụng; có u ở tử cung, buồng trứng đa nang, bệnh u xơ tử cung, viêm khung chậu hay tử cung dị dạng…
Lượng máu ở mỗi chu kỳ quá nhiều hoặc quá dài
Thông thường, kinh nguyệt chỉ kéo dài khoảng 3 – 7 ngày, kéo dài hơn được coi là bất thường và nếu hầu như chu kỳ nào bạn cũng bị như thế thì rất có thể đó là dấu hiệu sớm của vô sinh. Ngoài ra, thường xuyên bị chuột rút khi đang trong chu kỳ, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Có rất nhiều nguyên nhân của vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới. Ảnh: Getty Images
Mất cân bằng nội tiết
Hormon điều tiết hệ thống sinh sản của cơ thể xảy ra sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Hội chứng buồng trứng đa nang là một nguyên nhân của vô sinh mà được đặc trưng bởi sự gia tăng và vượt quá kích thích tố nam (androgen) ở phụ nữ.
Các triệu chứng vô sinh sau đây có liên quan với sự mất cân bằng nội tiết và có thể là một dấu hiệu của buồng trứng đa nang: Mụn trứng cá mãn tính, thường xuyên strees. Quá nhiều tóc tăng trưởng mà không phải là do di truyền.Da dầu.
Các triệu chứng đau
- Đau và phình nhỏ ở bụng dưới.
- Đau vùng chậu có thể mắc một số bệnh như u xơ, bệnh viêm vùng chậu, hư hỏng tử cung, hoặc khuyết tật bẩm sinh tử cung và âm đạo.
- Chuột rút kinh nguyệt.
- Giao hợp đau: Khi bạn quan hệ tình dục thường xuyên thấy đau cơ quan sinh dục như âm đạo… có thể là một dấu hiệu của khối u xơ.
Nhiễm trùng
- Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là bệnh viêm vùng chậu hay các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch.
- Nhiễm trùng do các bệnh lây lan qua đường tình dục như Chlamydia có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn và dẫn đến bệnh viêm vùng chậu.
- Nhiễm nấm men thường xuyên có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu hay các vấn đề miễn dịch.
Các dấu hiệu, triệu chứng về thể chất
- Mất trọng lượng hay tăng cân do các yếu tố như béo phì hoặc tập thể dục quá nhiều có thể gây gián đoạn cho các chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến đa nang buồng trứng.
- Bị thoát vị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản từ bụng đẩy thông qua thành bụng, gây ra các triệu chứng bao gồm một phần lồi ra ở bụng, áp lực, đau đớn, và cảm giác khó chịu.
- Sốt cao có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu hoặc đường tiết niệu bị nhiễm trùng cần phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức.


Read More »