Download this Blogger Template by Clicking Here!

Ad 468 X 60

Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

10 thực phẩm tốt nhất cho mẹ bầu

Dưới đây, 10 thực phẩm tốt nhất cho mẹ bầu mà các ông bố, ông chồng cần biết để cân nhắc cho vợ mình biết để ăn uống tốt cho sinh nở con cái dễ dàng.

Trứng: Trứng chưa nhiều protein chất lượng, điều này vô cùng cần thiết cho thai kì. Trong trứng còn chứa omega3 – đặc biệt tốt cho mắt và tim mạch của em bé. Một phụ nữ khỏe mạnh, có hàm lượng cholesterol trong máu bình thường có thể ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày.



Read More »

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Món ăn từ lươn bổ dưỡng cho mẹ bầu

Lươn là thực phẩm bổ dưỡng, đứng ở vị trí thứ 5 trong các loại thực phẩm giàu vitamin A, giúp tăng thị lực, mượt da. Vì thế, ăn lươn rất tốt cho những người suy nhược, đặc biệt là mẹ bầu.
Rất giàu dưỡng chất
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g thịt lươn gồm 18.7g đạm, 0.9g chất béo, 150mg photpho, 39mg calci, 1.6mg sắt, các loại vitamin A, D, B1, B2, B6… cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Lươn là thực phẩm bổ dưỡng. Ảnh minh họa: Internet
Cách chọn lươn
Khi mua mẹ nên lưu ý chọn những con to vừa phải, đầu nhỏ, thân tròn lẳn với hai màu rõ rệt: bụng vàng, lưng đen. Thịt chúng sẽ chắc và thơm ngon vì đó là lươn từ ao hồ. Không nên mua lươn chết, lươn có lườn màu xanh.
Món ăn từ lươn cho mẹ bầu
Trị suy nhược
Lươn 1 con to bỏ ruột, rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào nồi đất cùng 25g đằng sâm, 15g đương quy, 30g gân bò mềm cùng một lượng nước thích hợp, đun lên cho đến khi chín.
Trị chóng mặt
250g lươn bỏ ruột, cắt khúc, 100g thịt nạc, 50g hoàng kỳ, 10 quả đại táo. Cho các nguyên liệu vào nồi, nấu chín thành món canh, ăn liên tục trong vài ngày.
Lươn om rau ngổ
Rau ngổ rửa sạch, ngắt khúc vừa ăn, đảo nhanh qua nước sôi rồi ngâm ngay vào nước đá lạnh để giữ màu xanh. Dừa nạo vắt lấy một chén nhỏ nước cốt. Lươn làm sạch cắt khúc, chiên sơ qua rồi ướp tiêu, hạt nêm, nước mắm và hành lá.
Xếp một lớp rau ngổ xuống đáy chảo, cho lươn vào, rồi lại cho tiếp rau ngổ lên trên, chế nước dừa và đậy kín. Đun lửa to khoảng 15 phút. Dùng đũa xiên vào lươn, nếu thấy thịt mềm là được.
Cháo lươn trị nóng trong
Nguyên liệu gồm 300g lươn tươi sống, 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp, nước dùng (nước hầm xương), gia vị, hạt nêm, 3 củ hành khô, mùi ta, thì là, rau răm.
Lươn rửa sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng. Phi thơm hành khô băm nhỏ, cho lươn vào xào, nêm ít gia vị. Xương lươn giã nát, lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo với hai loại gạo trên. Khi cháo chín thả thịt lươn đã xào thơm vào trộn đều, thêm rau thơm và hành.
Ảnh minh họa: Internet
Cháo lươn trị tiểu đường
200g lươn làm sạch, bỏ ruột và xương, cắt khúc, đun sôi cùng gừng sống. Sau đó cho thêm 10g bâc sa sâm, 10g bách hợp vào đun nhỏ lửa khoảng 30 phút. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng và ăn nóng.

Read More »

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Rau răm, rau má hại mẹ bầu thế nào?

Rau rămrau má có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên dùng, đặc biệt 2 loại rau này là "kịch độc" cho mẹ bầu đấy.
Ăn nhiều rau răm làm sẩy thai
Rau răm không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Ảnh minh họa: Internet
Rau răm cũng là dược liệu quý, vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, hay được dùng làm thuốc. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.
Rau răm không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y thì ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt. Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi hành kinh không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết.
Cũng chính vì lẽ đó, mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, ăn hay uống nhiều nước rau răm rất dễ dẫn đến việc xuất huyết và sẩy thai.
Uống nước rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai
Rau má không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa: Internet
Rau má có nhiều tác dụng chữa bệnh hạ huyết áp, kéo dài sự trẻ trung, hạ sốt, giải ngộ độc sắn, lợi tiểu… nên được làm món ăn, đồ uống rộng rãi. Ngày hè nước rau má rất được ưa chuộng để giải nhiệt cho người hoạt động ngoài trời nhiều giờ.
Người bình thường có thể uống 1 ly nước rau má mỗi ngày (khoảng dưới 40 gr rau), nhưng cũng không nên uống quá 1 tháng, nếu muốn bạn nên ngưng khoảng nửa tháng rồi mới uống tiếp.
Rau má tính hàn nên dễ gây đầy bụng, tiêu chảy (nhất là với người thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng. Do đó có thể ăn thêm vài lát gừng cho ấm bụng.
Cũng chính vì vậy rau má không nên dùng cho phụ nữ mang thai.Với với phụ nữ bình thường, uống thuốc rau má lâu ngày có thể giảm khả năng mang thai… Mẹ mang thai và đang cho con bú tránh ăn rau má vì có thể dẫn đến sẩy thai (nếu ở thời kỳ mang thai), gây đầy bụng, lạnh bụng.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, thuốc mất ngủ, các thuốc chống trầm cảm… làm giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.

Read More »