Download this Blogger Template by Clicking Here!

Ad 468 X 60

Hiển thị các bài đăng có nhãn thai kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 5 to như thế nào?

Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 5 to, nhỏ như thế nào? Vào tuần thứ 5 của thai kỳ, bé bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai. Nhịp tim của bé đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, gấp đôi nhịp tim của người lớn. Và còn rất nhiều phát triển nữa diễn ra trong tuần này,

Bé phát triển như thế nào?

Sự phát triển chính của tuần này là mũi, miệng và tai. Một cái đầu quá khổ và những đốm sẫm màu nơi mắt và lỗ mũi của bé bắt đầu hình thành. Tai của bé được đánh dấu bằng chỗ lõm nhỏ ở hai bên đầu và tay chân bé như những chồi non đang nhú ra. Tim bé đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, gần gấp đôi nhịp tim người lớn, và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé. Ruột cũng đang phát triển và các chồi mô hình thành phổi đã xuất hiện. Tuyến yên cũng như phần còn lại của bộ não, cơ bắp và xương đang hình thành.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Bạn có thể nhận thấy tính cách mình đang có chút thay đổi, bạn có thể ủ rũ cả ngày và hôm sau vui vẻ như chưa từng có gì xảy ra. Những gì bạn đang trải qua là bình thường, không đáng lo, nhất là khi bạn tự hào là có thể kiềm chế bản thân. Những cảm xúc bộc phát một phần do sự thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, cuộc sống của bạn đang có sự thay đổi lớn, cũng gây ra sự xúc động và áp lực.
Những vết máu hoặc chảy máu thường xảy ra vào giai đoạn đầu, phổ biến ở khoảng một phần tư số phụ nữ mang thai. Có thể là bình thường nhưng đôi lúc là dấu hiệu ban đầu của việc sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Hãy đến bác sĩ ngay nếu bạn thấy những dấu hiệu trên.

Bổ sung vitamin bằng nhiều cách: Nếu các viên uống vitamin bổ sung trong thai kỳ làm bạn phát ngán, nên lựa chọn các hình thức bổ sung khác như ăn các loại trái cây, salad, bổ sung rau củ vào bữa ăn. Việc này sẽ giúp lượng vitamin của bạn vẫn đầy đủ và bạn cũng tìm được niềm vui trong việc ăn uống.

Read More »

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Tăng cân nhiều bằng mẹ hại chết con

Khi mẹ to, con to trong quá trình sinh nở, nếu không xử lý không kịp thời, con có thể sẽ bị ngạt, dễ gây tử vong.
Ngày nay, cuộc sống vật chất đầy đủ khiến hầu hết các sản phụ đều ăn quá nhiều và nguy cơ tăng cân vượt chuẩn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần biết rằng việc tăng quá nhiều cân trong thai kỳ là hoàn toàn không có lợi đối với cả mẹ bầu và thai nhi.

Nguy cơ khi mẹ bầu tăng cân quá nhiều

Với mẹ:

Mẹ tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi thường có xu hướng to hơn, vì vậy chị em sẽ bị mệt mỏi, cổ tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân. Ngoài ra, mẹ to – con to cũng sẽ bị đe dọa bởi căn bệnh tiểu đường.

Không chỉ có thế, việc sinh con to cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, mất nhiều máu. Với các mẹ bầu quá cân, mẹ khó lấy lại được vóc dáng sau sinh. Chưa kể, mẹ cũng có thể bị các bệnh như tim mạch, tiểu đường.

 Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ không chỉ làm mẹ bầu mệt mỏi mà còn khiến thai nhi đối mặt với nhiều rủi ro

Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ không chỉ làm mẹ bầu mệt mỏi mà còn khiến thai nhi đối mặt với nhiều rủi ro. (ảnh minh họa)

Với thai nhi:

Theo các chuyên gia, thai nhi to cũng dễ bị phì các cơ quan trong cơ thể, điển hình nhất là những bất thường ở buồng tim, dẫn đển xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ.

Thai nhi quá to cũng là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ các mẹ chọn đẻ mổ không ngừng tăng. Khi thai nhi quá to, quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Mẹ bầu cũng dễ bị vỡ tử cung. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt, dễ gây tử vong..

Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo, những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt những nguy hiểm như hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy hệ tuần hoàn. Nếu nguy hiểm hơn bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại nạo. Các bé sơ sinh thừa cần đều có nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhiều hơn các bé khác. Chưa kể ở thế sinh khó, các bé cũng bị chấn thương như gãy tay, gãy xương đòn.

Tăng cân thế nào là chuẩn?

Tăng cân trong 9 tháng mang bầu là rất cần thiết vì qua đó có thể đánh giá được việc mẹ bầu có ăn uống đủ chất và em bé có phát triển trong bụng mẹ hay không. Tuy nhiên, cần tăng bao nhiêu cân thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Chị em cần biết rằng việc tăng cân ở mỗi người là khác nhau. Người ta quy định số cân cần tăng đối với mỗi mẹ bầu dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index). Chỉ số này được tính dựa vào công thức: cân nặng/ (chiều cao)2. Lưu ý (cân nặng tính theo kg và chiều cao đo theo mét hoặc cm).

Cân nặng cần tăng ở mỗi mẹ bầu là khác nhau

Cân nặng cần tăng ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. (ảnh minh họa)

Nếu gọi W là trọng lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:

Công thức tính số cân mẹ bầu theo chuẩn
Khi chị em đã biết được chỉ số khối cơ thể mình, bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho việc ăn uống để tăng cân hợp lý. Những mẹ có chỉ số khối cơ thể càng cao thì càng nên tăng ít cân và ngược lại nếu bạn có chỉ số khối thấp thì phải cố gắng ăn uống để tăng đủ số cân theo chuẩn.

Dưới đây là những gợi ý tăng cân chuẩn trong thai kỳ (đối với mẹ mang bầu đơn), các mẹ bầu cùng tham khảo nhé!

- Nếu BMI = 18,5: bạn cần tăng từ 12,6-18kg.

- Nếu BMI = 18.5 đến 24.9: bạn cần tăng từ 8-15kg.

- Nếu BMI = 25 đến 29.9: bạn cần tăng từ 7-11kg.

- Nếu BMI >= 30: bạn cần tăng từ 5-9kg.

Đối với mẹ mang bầu đôi, số cân nặng tăng lên có thể sẽ nhiều hơn:

- Nếu BMI = 18,5: bạn cần >25kg

- Nếu BMI = 18.5 đến 24.9: bạn cần tăng từ 16-24kg.

- Nếu BMI = 25 đến 29.9: bạn cần tăng từ 13-18kg.

- Nếu BMI >= 30: bạn cần tăng từ 11-15kg.

Khi nào nên bắt đầu tăng cân?

Đối với nhiều mẹ bầu bị ốm nghén trầm trọng sẽ rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu. Nếu bạn cũng nằm trong số này, đừng quá lo lắng. 3 tháng đầu là thời gian bé phát triển rất nhanh tuy nhiên lại chưa cần quá nhiều năng lượng từ mẹ. Bé vẫn phát triển tốt dù bạn không tăng quá nhiều cân. Quý đầu thai kỳ, các mẹ chỉ cần tăng 1-2kg là đủ. Từ quý thứ 2 thai kỳ, chị em cần ăn uống nhiều hơn vì thai nhi lúc này đã khá lớn và cần nhiều năng lượng.

Mẹ bầu cần ăn thành nhiều bữa để tránh bị buồn nôn, nôn ói


Mẹ bầu cần ăn thành nhiều bữa để tránh bị buồn nôn, nôn ói. (ảnh minh họa)

Cần ăn thêm bao nhiêu?

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể cản trở bạn đến với những món ăn ngon, khiến chị em ăn không ngon miệng, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói… Vậy làm thế nào có thể “nạp” đủ chất cho con đây?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 6 tháng đầu mẹ bầu cần ăn uống thêm khoảng 340 calo mỗi ngày. Với quý thứ 3 thai kỳ, chị em cần bổ sung thêm khoảng 450 calo. Chị em hoạt động thể chất nhiều có thể cần nhiều hơn mức năng lượng trên.

Đối với các mẹ mang bầu đôi, cần ăn thêm khoảng 440 calo/ngày và đến quý 3 thai kỳ là 500-600 calo/ngày.

Việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng cần thiết cho các mẹ bị ốm nghén và hay nôn ói. Các mẹ nên ăn những loại thực phẩm mình yêu thích và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh cảm giác buồn nôn. Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước và ăn rau xanh để tránh bị táo bón thai kỳ.
Nguồn: tapchilamdep

Read More »

Triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ

Khi gặp những triệu chứng này, tốt hơn cả là chị em hãy đi khám thai ngay.

Một quy tắc cần ghi nhớ trong thai kỳ là khi có bất cứ vấn đề gì bất thường, chị em cần gọi cho bác sĩ hoặc đi khám thai ngay. Các chuyên gia cũng khuyên mẹ bầu không được chủ quan với những triệu chứng như chảy máu âm đạo, ốm nghén nặng hoặc đau bụng…

Dưới đây là 7 triệu chứng mẹ bầu không được chủ quan:

Chảy máu âm đạo

Nếu chị em bị chảy máu âm đạo kèm triệu chứng đau bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ thì rất có thể đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã được thụ tinh nhưng lại cấy ở nơi khác ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung có thể đe dọa đến tính mạng mẹ bầu.

Chảy máu âm đạo kèm chuột rút trong 4 tháng đầu thai kỳ cũng là dấu hiệu báo có thể bạn sẽ bị sảy thai. Tuy nhiên, triệu chứng này xuất hiện cuối thai kỳ có thể là hiện tượng bong nhau non – xảy ra khi nhau thai tách ra từ nội mạc tử cung.

Các mẹ cần ghi nhớ, chảy máu trong thai kỳ là vô cùng nguy hiểm. Hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.
Nếu chị em bị chảy máu âm đạo kèm triệu chứng đau bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ thì rất có thể đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Nếu chị em bị chảy máu âm đạo kèm triệu chứng đau bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ thì rất có thể đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. (ảnh minh họa)

Buồn nôn, nôn ói nặng

Buồn nôn, nôn ói là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ tuy nhiên nếu triệu chứng này có dấu hiện nặng nề khiến bạn không thể ăn uống được và sụt cân thì cần đặc biệt chú ý.

Trong trường hợp bạn không thể ăn uống được sẽ có nguy cơ bị mất nước, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Nếu bạn bị buồn nôn nghiêm trọng, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa sản ngay để được kê thêm thuốc và thay đổi chế độ ăn uống.

Thai nhi ngừng chuyển động

Nếu em bé ít đạp hơn ngày thường trong 1 buổi sáng hoặc chiều và sau đó lại hoạt động bình thường thì không thành vấn đề. Tuy nhiên, nếu thai nhi ngừng đạp thì bạn cần đặc biệt lưu tâm. Lúc này, chị em nên nằm yên trên giường để đếm nhịp chuyển động của thai. Mẹ bầu cũng có thể uống một ly nước lạnh để kích thích bé chuyển động. Nguyên tắc chung là thai nhi phải đạp ít nhất 10 lần trong 2 giờ liền thì mới an toàn.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn không biết cách theo dõi chuyển động của thai nhi hoặc không thấy bé chuyển động.

Thai nhi phải đạp ít nhất 10 lần trong 2 giờ liền thì mới an toàn

Thai nhi phải đạp ít nhất 10 lần trong 2 giờ liền thì mới an toàn. (ảnh minh họa)

Xuất hiện cơn co thắt sớm

Các cơn co thắt xuất hiện trước 37 tuần thai kỳ có thể khiến bạn sinh non. Tuy nhiên, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu rất dễ nhầm lẫn cơn đau giả với cơn đau chuyển dạ thật. Mẹ cần biết rằng những cơn đau giả (Braxton-Hicks) thường diễn ra không nhịp nhàng và không tăng cường độ, những cơn đau này sẽ giảm dần trong 1 giờ. Tuy nhiên những cơn co thắt thì thường xuyên khoảng 10 phút/lần và tăng cường độ theo thời gian.

Nếu bạn đang mang thai 3 tháng cuối và thấy xuất hiện các cơn co thắt, hãy gọi cho bác sĩ ngay vì rất có thể bạn sắp sinh đấy.

Rò rỉ nước ối

Trong những tháng cuối thai kỳ, áp lực bụng bầu lên bàng quang có thể khiến mẹ bầu bị són tiểu và nhiều người nhầm lẫn nước tiểu với nước ối. Các mẹ cần chú ý phân biệt, nếu là rò rỉ nước ối, chất lỏng vùng kín sẽ chảy ra chậm hơn so với nước tiểu vùng bàng quang. Một dấu hiệu nhận biết khác là ngửi và quan sát vùng ẩm ướt trên đồ lót của bạn. Đặc trưng của nước ối là không màu, không mùi. Trong khi đó nước tiểu có mùi nặng hơn và hơi khai. Nước tiểu còn có màu vàng hơn nước ối giúp bạn dễ dàng phân biệt.

Nếu bạn chắc chắn rằng mình đang bị rò rỉ nước ối, đừng nên sử dụng băng vệ sinh, không được quan hệ tình dục hoặc ngâm mình trong bồn tắm. Nếu bạn chưa đủ 37 tuần thai, hãy gọi điện ngay cho bác sĩ để được kiểm tra. Nếu bạn đã mang thai 37 tuần trở lên, không cần quá vội vàng đến bệnh viện mà hãy chuẩn bị tất cả dụng cụ, tư trang để lâm bồn vì rất có thể những cơn chuyển dạ sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ tới và đương nhiên điều này chứng tỏ bạn sắp sinh em bé.

Những triệu chứng đau đầu kèm đau bụng, rối loạn thị giác và sưng phù chân tay trong ba tháng cuối thai kỳ cũng cần đặc biệt lưu ý

Những triệu chứng đau đầu kèm đau bụng, rối loạn thị giác và sưng phù chân tay trong ba tháng cuối thai kỳ cũng cần đặc biệt lưu ý. (ảnh minh họa)

Đau đầu, đau bụng

Những triệu chứng đau đầu kèm đau bụng, rối loạn thị giác và sưng phù chân tay trong ba tháng cuối thai kỳ cũng cần đặc biệt lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Triệu chứng này có thể gây tử vong cho mẹ bầu đấy. Hãy gọi cho bác sĩ để được kiểm tra ngay nhé.

Khám thai thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu được phát hiện nguy cơ tiền sản giật sớm.

Cúm

Các chuyên gia luôn khuyên chị em nên tiêm phòng cúm trước và trong thời gian mang thai. Vì bà bầu mắc bệnh này có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ như thai nhi dị tật hoặc sảy thai. Vì vậy, hãy gọi điện cho bác sĩ để được kê đơn thuốc an toàn cho thai kỳ.
Nguồn: tapchilamdep

Read More »