Download this Blogger Template by Clicking Here!

Ad 468 X 60

Hiển thị các bài đăng có nhãn dị tật thai nhi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Màn hình máy tính gây dị tật thai nhi?

Trong một khoảng thời gian, người ta tin rằng các bức xạ điện từ được phát ra từ các thiết bị điện tử như màn hình máy vi tính, có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tuy nhiên bạn nên biết rằng, nhiều nghiên cứu khẳng định đó chỉ là tin đồn, không có cơ sở thực tế.
Nếu bạn muốn hạn chế dị tật cho bào thai (dị tật bẩm sinh xảy ra ở 3% bé sơ sinh, trong đó 1% là dị tật nghiêm trọng) thì trước khi có thai, bạn nên tham khảo những gợi ý sau.
Nhiều nghiên cứu khẳng định đó chỉ là tin đồn. Ảnh: Getty Images
1. Bổ sung acid folic
Bổ sung 400 microgram (0,4 mg) acid folic/ngày được chứng minh là giảm 50% nguy cơ nứt đốt sống và các dị tật bẩm sinh khác. Kể từ lúc các cơ quan của phôi thai hình thành trong những tuần đầu tiên của thai kỳ (khi một số người mẹ thậm chí không biết mình đang mang thai) thì bổ sung acid folic vẫn vô cùng cần thiết).
2. Cân bằng sức khỏe
Bạn nên biết rằng, béo phì (BMI = 30) cũng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi khi bạn mang thai, ngay cả đối với những mẹ không mắc bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy, ngay khi quyết định có thai bạn cần thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường…
Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Ảnh: Getty Images
3. Bạn đang mang bệnh trong người
Nếu bạn đang mang một bệnh nào đó trong người, hãy nói với bác sĩ về kế hoạch mang thai của mình.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, có thể làm giảm nguy cơ dị tật thai nhi bẩm sinh bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu ở giai đoạn đầu thai kỳ.
Một số loại thuốc (như thuốc chống động kinh) có thể gây ra dị tật thai nhi, vì thế cần hỏi rõ ý kiến bác sĩ.
Đôi khi tự ngưng một loại thuốc đang điều trị bệnh của bạn cũng gây nguy cơ cho em bé. Vì thế không được tự ý ngưng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Hãy kiểm tra sức khỏe tổng quát
Dù khỏe mạnh, bạn cũng phải đi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Tùy thuộc vào độ tuổi, tiền sử bệnh gia đình, lối sống hay bệnh tật của bạn mà cần điều chỉnh cho phù hợp.
Đừng đợi đến khi có thai rồi mới nghĩ tới việc làm sao phòng chống dị tật thai nhi bạn nhé. Khi bạn biết mình có thai, nghĩa là các cơ quan của phôi thai đã hình thành và vì thế cơ hội phòng tránh khuyết tật đã qua đi. Hãy lập cho mình một kế hoạch để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh nhé.
http://www.ebe.vn/chuan-bi-mang-thai/chuan-bi/man-hinh-may-tinh-gay-di-tat-thai-nhi-2713

Read More »